Tư vấn màu đồng phục

1. Ý nghĩa của màu sắc đối với áo thun đồng phục của thương hiệu

Màu sắc ngày càng được nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều trong nghệ thuật Marketing. Vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho thương hiệu, màu sắc còn thể hiện cá tính và sự độc đáo của một doanh nghiệp. Thế nên, khi làm áo thun đồng phục công ty, áo thun đồng phục nhóm,…. việc lựa chọn màu sắc có ý nghĩa là điều đặc biệt quan trọng.

Nhiều người hoài nghi về hiệu ứng tâm lý của màu sắc, tuy nhiên nhiều thí nghiệm về tâm lý đã chứng minh được điều đó. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, những vận động viên Olympic khi mặc đồng phục màu đỏ đã thắng nhiều trận hơn người mặc áo có màu sắc khác.

Áo thun đồng phục công sở
Áo thun đồng phục công sở

2. Lý thuyết về màu và các phản ứng tâm lý do màu sắc tạo ra

Mỗi màu sắc lại mang đến cho con người những cảm giác khác nhau. Thế nên, tùy vào sản phẩm của doanh nghiệp mà đặt áo đồng phục với màu sắc khác nhau. Cùng điểm Hồng Phát qua một số phản ứng tâm lý do màu sắc tạo ra ngay nhé!

Đỏ 

Màu đỏ đem đến cho người nhìn một cảm giác hiếu động, kích thích, mạnh mẽ, nóng ruột, đói và nồng nàn. Trong tự nhiên, chúng ta thường thấy màu sắc này xuất hiện trong màu của thịt, lửa, máu hay trái cây chín mọng.

Khi sử dụng màu đỏ để may áo đồng phục, màu sắc này sẽ thể hiện năng lượng, sức mạnh và cả tốc độ (thường thấy trong: Xe đua, xe cứu hoả). Đối với những thương hiệu fastfood, trên vách tường thường có màu đỏ vì nó tạo cho thực khách cảm giác đói và tạo cho trẻ em sự hứng thú.

Áo thun đồng phục cổ tròn T9
Áo thun đồng phục cổ tròn màu đỏ

Xanh da trời 

Màu xanh da trời sẽ tạo cho người xem cảm giác hài lòng, bình yên, sạch sẽ, tin cậy hay trầm uất. Trong tự nhiên, màu sắc này thường xuất hiện trong màu trời, màu biển và thuỷ sản. Màu sắc này thường dùng để sơn phòng ngủ hay làm màu của áo thun đồng phục và nó rất thông dụng.

Áo sơ mi nam đồng phục M3
Áo sơ mi nam đồng phụcmàu xanh da trời

Xanh lá cây

Màu xanh lá cây thường tạo cảm giác tươi mới, hy vọng, trẻ trung, may mắn và sự thanh bình. Trong tự nhiên, thường xuất hiện trong thực vật, cây cỏ, rong rêu, hồ, ao, sông, trái cây xanh và biển cạn. Thường dùng nhiều trong trang trí nội thất và làm đồng phục với những công ty về môi trường. Tạo cho người ta cảm giác yên bình và dễ chịu.

Áo thun đồng phục cổ tròn
Áo thun đồng phục cổ tròn xanh lá cây

Vàng 

Màu vàng thường tạo cho người ta cảm giác hồ hởi, hy vọng, háo hức và sự tập trung. Trong tự nhiên, ta thường thấy màu sắc này xuất hiện trong mặt trời, trái cây, hoa, lá mùa thu và rau quả. Trong đồng phục, được dùng để tạo sự lôi kéo sự chú ý, ý thức cảnh giác và sự tập trung, tuy nhiên ít được dùng trong thời gian trừ khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt.

Áo thun đồng phục T2
Áo thun đồng phục màu vàng

3. Giới thiệu ý nghĩa tâm lý của một số màu sắc khác

  • Hồng thể hiện sự: Vui vẻ, ngọt ngào, trẻ thơ, hạnh phúc, dịu ngọt, nữ tính.
  • Tím: Tinh tế, sang trọng, nồng nàn, lịch duyệt, bí hiểm.
  • Cam: Kích thích, ngon miệng, tăng năng lượng, ấm áp.
  • Nâu: Tin cậy, gần gũi, thân thiện, khoẻ mạnh.
  • Trắng: Tinh khiết, sạch sẽ, ngây thơ, thanh bình, trung thực.
  • Màu đen tạo sự sang trọng
  • Màu xanh dương: Sự dẫn đầu, lãnh đạo
  • Màu xanh lá cây là màu sắc của môi trường và sức khỏe
Bảng màu áo đồng phục
Bảng màu áo đồng phục

4. Sử dụng màu sắc trong thương hiệu

Mỗi thương hiệu thường sẽ lựa chọn cho mình những màu sắc đặc trưng và thể hiện được tính cách của nhãn hàng. Màu sắc này được sử dụng ở nhiều nơi và đặc biệt trong đồng phục. Có ba khía cạnh cần lưu ý khi tiếp cận và lựa chọn một màu sắc, bao gồm:

  • Khía cạnh sinh lý: Thể hiện cách mà con người phản xạ với màu sắc, dựa trên những phản ứng tự nhiên khi nhìn thấy màu sắc trong thiên nhiên.
  • Khía cạnh văn hoá: Thể hiện thói quen sử dụng màu sắc của các nền văn hoá đa dạng khác nhau.
  • Khía cạnh marketing: Thể hiện những kết quả hợp lý của sản phẩm. Chẳng hạn như: Màu xanh lá cây khi dùng trong thức uống ấm thì thể hiện thức uống đã tách thành phần caffeine, còn trong thức uống lạnh lại thể hiện thức uống tăng cường caffeine.

Ba khía cạnh này sẽ được thể hiện cùng lúc khi mọi người cảm nhận về màu sắc và chúng luôn đi chung, là thước đo để ta đánh giá các màu sắc.